Khách hàng vào cửa hàng của bạn có 3 dạng chủ yếu:
- dạng 1: Họ vào và ra luôn, không mua gì cả.
- dạng 2: Họ vào, mua vài món đồ, ghé lại vài lần rồi đi luôn không ghé lại.
- dạng 3: Họ vào, mua hàng, và thường xuyên ghé lại.
- dạng 2: Họ vào, mua vài món đồ, ghé lại vài lần rồi đi luôn không ghé lại.
- dạng 3: Họ vào, mua hàng, và thường xuyên ghé lại.
Theo thông kê của các nhà nghiên cứu bán lẻ khi khách hàng đã vào cửa hàng bạn sẽ có đến hơn 70% họ sẽ mua hàng. Tức họ sẽ là dạng 2 và dạng 3.
Trong đó sẽ có khoảng 20% họ sẽ trung thành với bạn khá lâu, và số người này cũng góp phần lớn vào doanh thu của bạn.
Là một chủ cửa hàng bạn cần phải đặt được câu hỏi và giải quyết được những vấn đề sau.
- Làm thế nào thu hút nhiều hơn lượng người ghé cửa hàng?
- làm thế nào để giảm lượng khách vào mà không mua?
- Vì sao dạng khách 2 lại bỏ đi? Có cách nào giữ họ lại không?
- Những khách hàng dạng 3 chính xác là ai? Bạn có bao nhiêu người như vậy? Điều gì ở cửa hàng khiến họ gắn bó với bạn? Có cách nào giữ chân họ lâu hơn không?
- làm thế nào để giảm lượng khách vào mà không mua?
- Vì sao dạng khách 2 lại bỏ đi? Có cách nào giữ họ lại không?
- Những khách hàng dạng 3 chính xác là ai? Bạn có bao nhiêu người như vậy? Điều gì ở cửa hàng khiến họ gắn bó với bạn? Có cách nào giữ chân họ lâu hơn không?
----
Với câu hỏi: Làm thế nào để tăng số người biết đến cửa hàng?
Với câu hỏi: Làm thế nào để tăng số người biết đến cửa hàng?
Câu trả lời là: Vị trí, cả vị trí của cửa hàng và vị trí trên kênh tìm kiếm online. Các công nghệ bán hàng đa kênh sẽ giúp bạn làm tốt điều này với mức phia hàng ngày chỉ bằng 1 bát phở.
Thường xuyên tổ chức khuyến mãi: Khuyến mãi là cách bạn khiến cửa hàng của mình luôn nhộn nhịp, và thường khách ghé cửa hàng sẽ mua nhiều món chứ không chỉ mỗi dsoof khuyến mãi.
Ra tăng sự chú ý bằng hệ thống biển, bảng, âm thanh.
----
----
Làm thế nào để khách ghé vào là mua?
Thường khách không mua khi đã bước vào một cửa hàng là: Không có sản phẩm họ cần hoặc thái độ bán hàng qua tệ, khiến họ "mắc ghét" mà không thèm mua.
Nếu do sản phẩm bạn cần làm những việc sau:
Thống kê lại hàng hoá hàng tuần, hàng tháng để xem lượng hàng nào bán chạy, sản phẩm giá cao hay giá thấp. Loại trọng lượng lớn hay nhỏ. Để quyết định sẽ bán loại gì. Là chủ một cửa hàng bạn không thường xuyên làm việc này đồng ngjiax với việc bạn không nắm được sức khoẻ của hàng của bạn. Bạn cần có phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi tồn kho, quản trị khách hàng của bạn.
Thiết kế dạng cửa kính để khách ngang qua có thể nhìn thấy bên trong, nếu họ nhìn thấy không gian bên trong có sản phẩm họ đang tìm, họ sẽ dễ ghé hơn.
Trưng bày cửa hiệu theo kiểu, những sản phẩm giá rẻ, mọi người phải dùng hàng ngày, nhu cầu lớn ở phía ngoài gần cửa. Đấy là sản phẩm có thể dụ khách hàng tới.
Đặt các sản phẩm liên quan ở gần nhau để có cơ hội cross sell. Ví dụ chỗ bán bia nên treo lủng lẳng vài bịch khô hay đậu phông.
Sắp sản phẩm cùng loại nhưng kích cớ khác nhau ở gần nhau để lhachs hàng so sánh và có cơ hội Upsell: Ví dụ để 2 chai dầu gội đầu cùng loại gần nhau: Chai lớn 1 lít giá 149k, chai nhỏ 500ml giá 109k. Phần lớn khách sẽ mua chai lớn vì họ thấy họ có lời trong đó.
Tìm cách bán Combo để tăng giá trị một đơn hàng. Gói những sản phẩm nhỏ thành 1 bộ 3 món, 4 món. Hạ giá để kích thích khách hàng mua chọn bộ thay vì mua 1 sản phẩm.
Vịt triky - thành viên khởi nghiệp Việt Nam
0 nhận xét:
Đăng nhận xét