Trầm hương được biết đến là một loài gỗ quý, hiếm và được gọi với cái tên nghe vô cùng cao quý “vàng trong lòng núi rừng”. Nhưng ngoài ra, Trầm Hương còn là một loài thảo mộc quý, hiếm mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người.
Hãy cùng DND tham khảo về những thông tin về Trầm Hương này nhé!
Trầm hương chính xác hơn là gỗ trầm hay gỗ lô hội. Ngoài ra, trong dân gian người ta còn gọi trầm bằng nhiều tên gọi khác. Ví dụ như kỳ nam, trà hương, dó bầu, trầm gió.
Trong nghiên cứu khoa học người ta thường gọi loại gỗ này là Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte. Cũng theo đó trầm hương là tên gọi chung của nhánh thực vật của họ nhà Dó. Họ này gồm có tất cả 15 loại cây.
Chiều cao trung bình mỗi cây đạt từ 6m đến 20m, lá dài 5-11cm có bề rộng ngang 2 – 4cm. Hoa có màu xanh ngả sang vàng. Quả của những loại cây này thường dài khoảng 2.5-3cm.
Bên cạnh đó, trầm hương còn được định nghĩa là lượng tinh dầu kết tinh trong thân gỗ của cây Dó Bầu. Quá trình này đặc biệt đến nỗi cho đến tận ngày nay giới khoa học vẫn chưa nắm bắt được quy luật của quá trình kết tinh và tạo thành trầm.
Loại cây gỗ có chứa nhựa trầm hương hay mọc ở những khu rừng già ở nhiều vùng trên thế giới. Việt Nam là nước có lượng gỗ trầm hương khá lớn.
Trong đó, tập trung nhiều nhất tại một số tỉnh thuộc miền trung như Hà Tĩnh, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Bình Thuận,… Cho đến tận tỉnh ở phía nam Kiên Giang.
Dù vẫn còn đôi chút bất đồng trong việc lý giải về sự hình thành của trầm hương. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu đều khẳng định rằng trầm có thể bắt đầu được tạo thành từ lúc cây Dó Bầu bị thương.
Khi đó, lượng tinh dầu trong cây sẽ tích tụ để kháng cự lại sự tác động từ bên ngoài. Dần dần chúng bị biến tính và trở thành trầm hương. Khối lượng, kích thước của trầm được tạo thành phụ thuộc vào thời gian và sự tổn thương của cây.
Đặc điểm dễ nhận biết ở những cây gỗ có chứa trầm hương là chúng thường có vẻ ngoài xơ xác. Kèm theo đó là những cục u, các vết xước trên thân, ổ mối.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét