Hồ ly 9 đuôi hay còn gọi là Cáo 9 đuôi, cữu vĩ hồ......Có rất nhiều tên gọi khác nhau về hồ ly 9 đuôi này.
Theo sách Sơn Hải Kinh ghi chép lại một cách từ điển địa lý thời Tiên Tần có những ghi chép khá sớm về hồ ly. Trong sách này, tác giả đề cập hồ ly đôi khi vừa là biểu tượng của điềm lành, nơi nào có hồ ly là thiên hạ thái bình, nhưng cũng có những câu chuyện cho thấy hồ ly là những sinh vật ác.
Vào đầu thời nhà Đường, hồ ly là một dạng vật thiên liêng. Sách Triều dã thiêm tái (朝野佥载) có ghi nhận về tục thờ hồ ly của dân chúng. Đương thời có câu ngạn ngữ rằng: "Không có hồ ly, thì không có thôn xóm", có thể thấy tính chất thần thánh của hồ ly thời Trung Hoa cổ. Trong dân gian có thuyết Ngũ đại tiên (五大仙), thì hồ ly tinh được gọi là Hồ tiên (狐仙).
Từ thời nhà Tống, cùng với việc hình tượng Đát Kỷ được truyền bá và phê bình, hình tượng hồ ly tinh trở thành một dạng yêu cơ mang sự độc ác cùng cực.
Một trong những hình tượng nổi tiếng nhất về yêu hồ hóa người chính là Đát Kỷ, hình tượng này chính thức được sáng tác và phổ biến thông qua tiểu thuyết thần thoại Phong thần diễn nghĩa thời Minh. Đát Kỷ là con gái một vị quan hiền lương, nàng do có sắc đẹp rực rỡ nên trở thành vợ của Trụ Vương. Một hồ ly tinh do phục mệnh Nữ Oa, người rất ghét Trụ Vương vì đã xúc phạm bà, đã nhập vào thân xác Đát Kỷ và từ đó mượn hình dạng Đát Kỷ mê hoặc Trụ Vương, khiến nhà Thương sụp đổ.
Vậy theo truyền thuyết đã thể hiện được phần nào cho câu hỏi hồ ly 9 đuôi có thật không? Chúng ta đang sống trong thời hiện đại nhưng cũng nên tâm linh phong thuỷ một chút lấy cái tốt của hồ ly để người đeo tâm thành tắc linh, tránh được cái không tốt của hồ ly đem lại.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét