NHỮNG QUY TẮC HÀNG ĐẦU TRONG TỐI ƯU HÓA CHUỖI CUNG ỨNG
1. Dịch vụ khách hàng (Customer service)
Trao tay khách hàng những gì mà họ muốn, không chỉ là những gì bạn nghĩ rằng họ muốn.
Nhu cầu của khách hàng là hình thành nên chiến lược chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp. Cung cấp cho khách hàng những gì mà họ cần và giảm thiểu các chi phí không đáng có. Chẳng hạn như để giải quyết vấn đề khiếu nại của khách hàng một nhà phân phối đã miễn phí giao hàng nhưng tổn thất để lại trong suốt một năm lên tới $500.000. Và cách giải quyết tốt nhất là không để xảy ra những vấn đề như vậy nữa. Điều quan trọng là khi khách hàng thấy giá trị của sản phẩm, dịch vụ họ sẽ sẵn sàng chi trả cho nó. Doanh nghiệp cần hiểu được điều này để đảm bảo lợi ích từ hệ thống dịch vụ khách hàng cho đến nhu cầu của họ có thể đạt được, dẫn đến gia tăng doanh số, lợi nhuận, khách hàng trung thành.
2. Thiết kế mạng lưới chuỗi cung ứng (Supply chain network design)
Cắt giảm chi phí và thiết kế lại mạng lưới chuỗi cung ứng để tối thiểu hóa số sản phẩm cần nắm giữ.
Mạng lưới chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bao gồm hai đối tượng: khách hàng và đối tác làm ăn. Mức độ tin tưởng của khách hàng phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ được cung cấp và sự hợp tác ăn ý đối với các nhà cung cấp đối với doanh nghiệp. Mạng lưới này đôi khi không đáng tin cậy vì các nhà cung cấp ở khoảng cách rất xa và để đảm bảo mạng lưới dịch vụ doanh nghiệp cần trữ nhiều hàng. Nhưng đây lại là điều mọi doanh nghiệp luôn tránh vì yêu cầu quan trọng nhất của hệ thống phân phối hiệu quả để giảm thiểu chi phí xử lý sản phẩm. Việc thiết kế mạng lưới không đầy đủ có thể dẫn đến việc xử lý quá nhiều, quá nhiều kho dự trữ hàng hóa và trung tâm phân phối không thể tối ưu hóa được dẫn đến chi phí phân phối cao, dịch vụ khách hàng không tốt.
3. Quản lý quy trình logistics
Quản lý chuỗi cung ứng và quản lý logistics “tưởng một mà hai”
Cho đến nay, nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng quản lý chuỗi cung ứng và quản lý logistics là một, thậm chí còn dùng hai thuật ngữ này thay thế cho nhau. Thật ra quản lý logistics hay quản lý hậu cần chỉ liên quan đến công việc quản lý về mặt kho bãi, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hóa. Còn bản chất, quản lý chuỗi cung ứng là quá trình quản lý cả một hệ thống bao gồm phát triển sản phẩm, sản xuất, mua bán, tồn kho, phân phối và các hoạt động hậu cần. Hay nói cách khác, hậu cần chỉ là một thành tố trong quản lý chuỗi cung ứng.
4. Thuê ngoài (Outsourcing)
Hai bên cùng hưởng lợi từ mối quan hệ đối tác lành mạnh và chủ động.
Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đều thuê ngoài một số phần trong quá trình quản lý và vận hành chuỗi cung ứng. Và hai dịch vụ được thuê ngoài nhiều thường là kho bãi và phương tiện vận tải. Việc thuê ngoài sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn trong trường hợp nhà cung cấp dịch vụ hiệu quả và có tay nghề cao hơn là để doanh nghiệp tự làm. Ngoài ra còn một số lý do khác để doanh nghiệp thuê ngoài như: Dịch vụ thuê ngoài không phải phần cốt lõi để kinh doanh; mở rộng nhanh chóng và thuê ngoài là phương tiện hiệu quả để nhanh chóng tiếp cận vào nhiều không gian, công nghệ và tài nguyên khác; kinh doanh đòi hỏi mức độ linh hoạt; doanh nghiệp cần các kỹ năng chuyên ngành, và không muốn đầu tư vào những tài sản trực tiếp,…
5. Tận dụng tối đa tài sản (Asset Utilization)
Đẩy mạnh năng suất từ việc tận dụng tối đa tài sản
Việc tận dụng tối đa tài sản từ phương tiện vận chuyển, hàng tồn kho,… sẽ mang lại cho doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề. Chẳng hạn như, một số tiệm bánh phải giao hàng vào sáng sớm còn đoàn xe tải của họ nhàn rỗi nguyên ngày còn lại bởi vậy họ đã sử dụng ít xe hơn và trải dài lộ trình giao hàng trong ngày. Hay một nhà cung cấp nước giải khát thường tập trung doanh thu trong mùa Giáng sinh, họ cung cấp kho đủ để đáp ứng nhu cầu này trong mạng lưới riêng của mình và đến kỳ lễ Giáng sinh công ty thuê thêm công suất kho để xử lý những lúc cao điểm của mùa. Sự tăng thêm này chỉ cần thiết cho một hoặc hai tháng hơn là cần thiết cho cả năm.
6. Đo lường hiệu suất làm việc (Performance measurement)
Đo lường những chiến lược quan trọng để quản lý và cải thiện chuỗi cung ứng
Đo lường và đánh giá liên tục để thiết lập các mục tiêu thực tế để cải thiện chuỗi cung ứng. Sau đó đưa ra các chỉ số hiệu suất tương ứng để đo lượng hiệu suất công việc. Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những tiêu chí khác nhau vì vậy đừng dại mà bắt chước những gì doanh nghiệp khác đang sử dụng. Đi qua quá trình thiết lập mục tiêu và tự xác định tiêu chí cung cấp phương pháp đo lường đúng nhất cho doanh nghiệp của mình. Việc cải thiện hiệu suất chuỗi cung ứng mang lại cho doanh nghiệp lợi nhuận tốt hơn nhưng lại tốn ít chi phí hơn.
Nguồn: quản trị phân phối
0 nhận xét:
Đăng nhận xét