“Ông vua của nghệ thuật bán hàng”, “viên ngọc quý hiếm trong thế giới kinh doanh” – Đó là một trong số nhiều danh xưng mà giới doanh nhân đặt cho Jack Daly.
Danh xưng này xuất phát từ những lần ông “biến hóa” một công ty từ trạng thái nhỏ bé yếu ớt trở thành “siêu tăng trưởng” thông qua việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp và tăng năng suất làm việc của nhân viên.
Jack Daly làm việc tại hãng kiểm toán Arthur Andersen rồi trở thành tổng giám đốc của một số tập đoàn. Trong sự nghiệp của mình, ông đã xây dựng 6 công ty vươn lên quy mô doanh nghiệp toàn quốc và bán 2 công ty trong số đó cho Solomon Brothers và First Boston.
Với kinh nghiệm thực tế khi điều hành doanh nghiệp, Jack Daly cũng là diễn giả và chuyên gia tư vấn hàng đầu về kinh doanh và quản lý bán hàng trong hơn 30 năm qua.
Một trong những kinh nghiệm về bán hàng mà Jack Daly chia sẻ trên tờ Forbes là bài học “Ít đi chính là nhiều thêm”. Dẫn chứng bằng câu chuyện của Steve Jobs khi trở lại Apple lúc công ty đang đứng bên bờ vực, Jack cho thấy rằng, cắt giảm chủng loại sản phẩm là một chiến lược để tăng doanh số.
Steve Jobs – khi quay về Apple – đã quyết định chỉ cho tồn tại 4 dòng sản phẩm: máy tính để bàn và máy tính xách tay cho 2 đối tượng là doanh nghiệp và cá nhân. Tất cả các thể loại khác đều bị khai tử.
Ngày nay, khi bước vào cửa hàng của Apple, chúng ta đều thấy họ có rất ít sản phẩm nhưng Apple là một trong những công ty đắt giá nhất thế giới.
Jack Daly đã từng làm chủ một công ty thế chấp nhà ở. Công ty phát triển từ đội ngũ gồm 10 nhân viên bán hàng với 10 chương trình cho vay lên 120 nhân viên bán hàng và 100 chương trình cho vay. Sự tăng trưởng là niềm vui, nhưng khi có quá nhiều sản phẩm thì không chỉ khách hàng mà cả đội ngũ bán hàng cũng cảm thấy quá phức tạp để hiểu và dễ dàng mắc sai lầm. Dịch vụ khách hàng kém, khiếu nại tăng lên, chiến tranh nội bộ xảy ra, lợi nhuận của công ty sụt giảm.
Jack Daly đã cắt số lượng các chương trình cho vay xuống còn 10. Ban đầu việc này gây ra sự xáo trộn và lời đe dọa nghỉ việc của một số nhân viên nhưng sau 30 ngày, mọi việc đã đi vào quỹ đạo và công ty trở về với phong độ tốt nhất từng có.
Đó là một trong rất ít những bài học chuyên gia dày dặn kinh nghiệm này có thể chỉ cho chúng ta. Nhưng không chỉ có vậy, Jack Daly còn khiến cho người khác phải ngưỡng mộ bởi cuộc sống vô cùng thú vị của ông
Jack Daly cho biết ông bắt đầu chạy marathon vào năm 46 tuổi với cảm hứng từ một người đồng nghiệp. Đến năm 2017, ông hoàn thành mục tiêu chạy marathon trên 50 bang của nước Mỹ và quyết định sẽ chạy trên tất cả các châu lục, bao gồm cả Nam Cực – nơi mà ông đã chinh phục vào năm 2016.
Khó ai có thể tin một người đàn ông 57 tuổi vẫn còn trọn vẹn tinh thần và sức khỏe để bắt đầu tham gia cuộc thi Ironman (một cuộc thi phối hợp nhiều môn vận động), nhưng Jack Daly đã chứng minh điều đó. Ironman bắt đầu bằng một cuộc thi bơi 2,4 dặm. Do không biết bơi, Jack Daly phải dành ra 1 năm học bơi. Sau 1 năm chuẩn bị, ông tham gia cuộc thi Ironman đầu tiên, và đến khi 67 tuổi, Jack Daly đã chinh phục 15 cuộc thi Ironman cùng 30 cuộc half-Ironman tại Hawaii.
Bảng thành tích những cuộc chinh phục trong thể thao của Jack Daly sẽ khiến bất kỳ ai cũng phải ghen tị. Ông đã chơi ở 93/100 sân golf hàng đầu ở Mỹ. Ông đã chơi bungee tại bungee đầu tiên trên thế giới – cầu Kawarau, chơi ở nơi cao nhất trên thế giới – Nevis Highwire Bungy, và cả ở New Zealand trong vòng 2 giờ. Ông cũng đã lặn với những con cá mập trắng ở ngoài khơi bờ biển Nam Phi và bay liệng ở Rio de Janeiro. Trung bình một năm, ông bay hơn 200.000 dặm và diễn thuyết 125 lần.
Năm Jack Daly 60 tuổi, ông làm một cuốn sách ảnh mang tên “Một năm trong cuộc đời của Jack Daly”. Đây là cuốn sách chứa những bức ảnh hàng ngày về một điều gì đó trong cuộc sống của ông.
“Khi mỗi buổi sáng, bạn tự hỏi: Tôi sẽ làm gì hôm nay để tạo ra một bức ảnh đáng nhớ?, điều đó sẽ thay đổi bạn”. Jack Daly nói rằng, ông không muốn có hàng trăm bức ảnh đang ngồi ở bàn làm việc
Chia sẻ về cách “thiết kế” cuộc đời mình, chuyên gia này cho biết ông luôn viết ra các mục tiêu và “chiêu mộ” mọi người giúp ông đạt được điều đó. Jack có 5 người trong “ban giám đốc cuộc đời”, mỗi năm, ông chia sẻ các mục tiêu với họ và nhờ họ đánh giá những điều đúng – sai mà ông thực hiện được, so sánh các số liệu về các cuộc du lịch, sức khỏe và nguyện vọng cá nhân theo từng quý để kiểm soát hiệu quả.
Cũng giống như vậy, trong kinh doanh, Jack Daly luôn có tầm nhìn và một kế hoạch hành động rõ ràng để đạt được mục tiêu.
Những kinh nghiệm cũng như triết lý làm việc của Jack Daly được thể hiện trong cuốn sách “Tăng trưởng doanh thu siêu nhanh” (Hyper sale growth), cung cấp cho người đọc những chiêu thức tuyệt vời để xây dựng và điều hành một tổ chức bán hàng. Ông đã chỉ ra rằng, nếu nghĩ rằng bán hàng chỉ đơn thuần là chốt hợp đồng để lấy doanh số thì con đường của người bán hàng cũng như của doanh nghiệp sẽ sớm kết thúc. Để có thể tăng trưởng dài hạn, và đạt được trạng thái siêu tăng trưởng, cần xây dựng văn hóa bán hàng, văn hóa làm việc, quản lý hiệu quả và truyền cảm hứng cho nhân viên…
Mặc dù những chủ đề này dường như không còn mới mẻ với nhiều người nhưng trong Jack Daly đã trình bày nó với logic tuyệt vời với lý do đằng sau mỗi hành động và văn phong cuốn hút. Cho nên không có gì khó hiểu khi Jack Daly là một trong những tác giả ăn khách nhất của ForbesBooks.
Cuốn sách “Tăng trưởng doanh thu siêu nhanh” (Hyper sale growth) do nhà xuất bản Forbes Books xuất bản vào tháng 3/2017. Jack Daly nói: “Đây là một cuốn sách chiến lược thực tế, không phải lý thuyết. Nó dựa trên những ý tưởng thực tế và dễ thực hiện. Những gì trong cuốn sách này đã được thử nghiệm trong hơn một trăm ngành công nghiệp trên toàn thế giới, và nó đã chứng minh hiệu quả ở cấp độ cá nhân và ở cấp độ công ty. Những chiến lược này làm tăng doanh thu và doanh thu hàng đầu cũng như lợi nhuận cuối cùng
Nguồn; Quản trị phân phối
0 nhận xét:
Đăng nhận xét